BETRIOL

BETRIOL – ĐIỀU TRỊ BỆNH VẨY NẾN HIỆU QUẢ AN TOÀN 

Bệnh vẩy nến là một bệnh viêm có biểu hiện rõ nhất là các sẩn và mảng đỏ, ranh giới rõ bao phủ bởi các vẩy da trắng bạc. Nhiều yếu tố nguy cơ, bao gồm di truyền học. Các tác nhân thường gặp bao gồm chấn thương, nhiễm trùng và một số loại thuốc. Các triệu chứng thường ít, nhưng ngứa nhẹ đến nặng có thể xảy ra. Betriol với thành phần Calcipotriol 50 mcg và Betamethason 0,5 mg giúp điều trị bệnh vẩy nến một cách hiệu quả an toàn cho người bệnh.

 

Thành phần: Calcipotriol 50 mcg, Betamethason 0,5 mg

Quy cách đóng gói: Hộp 1 tuýp 15g

Bảo quản: Bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, nhiệt độ không quá 30 độ C

Hạn dùng: 24 tháng kể từ ngày sản xuất.

Nhà sản xuất: Công ty CP Dược phẩm VCP

SĐK: VD-31237-18

 

MÔ TẢ CHI TIẾT

Hoạt chất: Calcipotriol & Betamethason

Dược lực học:

Betamethason: Nhóm dược lý: Glucocorticoid. Mã ATC: D07AC01

Betamethason là một corticoid tổng hợp, các costicosteroid điều trị tại chỗ như Betamethason dipropionat có tác dụng chống viêm, giảm ngứa, giãn mạch và ức chế miễn dịch. 

Calcipotriol: Nhóm dược lý: Điều trị vảy nến. Mã ATC: D05AX52

Là một chất tổng hợp tương tự Vitamin D, các dữ liệu in vitro cho thấy Calcipotriol biệt hóa và ngăn chặn sự tăng sinh của tế bào sừng. Đây là cơ sở trong hiệu quả hiệu quả điều trị bệnh vẩy nến.

Dược động học:

Các thử nghiệm lâm sàng với thuốc mỡ chứa Calcipotriol và Betamethason dipropionat đã ghi nhận rằng có sự hấp thu toàn thân hai loại chất này ít hơn 1% (liều dùng 2.5g) khi dùng cho da bình thường (diện tích 625cm²) trong 12 giờ. Với vùng da bị vảy nến mảng và có băng làm tăng hấp thu Betamethason, lên đến xấp xỉ 24%. 

Sau khi hấp thu toàn thân, Calcipotriol và Betamethason chuyển hóa nhanh. Liên kết protein huyết tương khoảng 64%. Thời gian bán thải trong huyết tương sau khi tiêm tĩnh mạch là khoảng 5-6 giờ.

Betamethason được chuyển hóa đặc biệt ở gan, nhưng cũng được chuyển hóa một phần ở thận bằng quá trình ester glucoronat và sulfat và thải trừ chủ yếu qua nước tiểu.

Calcipotriol được chuyển hóa chủ yếu ở gan và thải trừ qua mật theo phân.

Chỉ định: 

Betriol được chỉ định điều trị tại chỗ cho bệnh vảy nến thể mảng ổn định. 

Hình ảnh bệnh nhân mắc bệnh vẩy nến ở nhiều vị trí khác nhau

Cách dùng: Làm sạch và để khô vùng da tổn thương, thoa một lớp thuốc mỏng vào các vị trí tổn thương. Đảm bảo thuốc phủ đều các vị trí.

Rửa tay sạch sau khi sử dụng thuốc, trừ trường hợp sử dụng thuốc cho vùng da tay.

Liều dùng:

Người lớn:

Dùng ngoài da: Bôi nhẹ một lượng thuốc vừa đủ lên vùng da bị bệnh. Ngày một lần. 

Lộ trình điều trị khuyến cáo là 4 tuần. Đã có theo dõi về việc điều trị nhắc lại thuốc chứa

 Calcipotriol và Betamethason đến 52 tuần. Nếu cần tiếp tục điều trị sau 4 tuần hoặc điều trị lặp lại cần có chẩn đoán đánh giá phù hợp và giám sát trong quá trình điều trị.

Liều tối đa được khuyến cáo hàng ngày là 15 g.

Diện tích da sử dụng thuốc không nên vượt quá 30% diện tích cơ thể.

Với trường hợp suy gan hoặc suy thận: Chưa có đánh giá lâm sàng trên các bệnh nhân này. Với trẻ nhỏ: Tính an toàn và hiệu quả của thuốc chưa được xác định với trẻ dưới 18 tuổi.

Có dữ liệu nghiên cứu hiện nay với trẻ 12 đến 17 tuổi, tuy nhiên không có liều lượng khuyến cáo nào được thành lập.

Chống chỉ định:

– Các trường hợp mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.

– Các trường hợp bệnh vảy nến khác như: Vảy nến đỏ da toàn thân, vảy nến tróc vảy và vảy nến mụn mủ.

– Thuốc có chứa Calcipotriol, chống chỉ định với người rối loạn chuyển hóa Calci máu.

– Thuốc có chứa Corticosteroid, chống chỉ định với những tình trạng da bị nhiễm khuẩn, nấm, virus, nhiễm ký sinh trùng, các biểu hiện trên da liên quan đến lao, viêm da quanh miệng, teo da, rạn da, xuất huyết dưới da hoặc mao mạch dưới da dễ tổn thương, bệnh vẩy cá, mụn trứng cá, hội chứng mặt đỏ, loét da, bỏng và các vết thương hở sâu.

THẬN TRỌNG KHI SỬ DỤNG

Các tác động lên hệ thống nội tiết:

Thuốc có chứa Corticosteroid hoạt lực mạnh (nhóm III), cần tránh sử dụng với các chế phẩm chứa corticosteroid khác. Các phản ứng bất lợi toàn thân có liên quan đến điều trị Corticosteroid toàn thân như ức chế tuyến thượng thận hoặc tác động đến kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường có thể xảy ra khi sử dụng Corticosteroid tại cho do sự hấp thu toàn thân.

Băng/phủ kín vùng da sau khi bôi thuốc, sử dụng trên vùng da lớn hoặc niêm mạc, màng nhày hoặc các vùng da kín (nhiều nếp gấp) làm tăng hấp thu Corticosteroid toàn thân.

Các tác động lên chuyển hóa Calci:

Thuốc có chứa Calcipotriol, việc sử dụng quá liều khuyến cáo hàng ngày (15g) có thể gây ra tăng Calci huyết. Nồng độ Calci sẽ trở về bình thường sau khi dừng điều trị. Nguy cơ tăng calci huyết là rất thấp nếu các khuyến cáo điều trị được tuân thủ.

Các tác dụng không mong muốn tại chỗ: 

Cần tránh sử dụng đồng thời với 1 chế phẩm có chứa Corticosteroid khác.

Da mặt và bộ phận sinh dục rất nhạy cảm với Corticosteroid, chế phẩm không nên sử dụng cho các vùng da này. Cần lưu ý để người bệnh không sử dụng thuốc ở các vùng da này hoặc vô tình làm thuốc tiếp xúc với các vùng da nhạy cảm. Rửa tay sau khi sử dụng thuốc (trừ trường hợp dùng thuốc cho vùng da tay) để tránh làm dính thuốc sang các vùng khác.

Nhiễm trùng thứ phát:

Nếu các tổn thương xuất hiện nhiễm khuẩn, nấm hoặc virus do tác động từ Corticosteroid nên có các biện pháp kiểm soát, nếu tình trang không cải thiện cần sử dụng Corticosteroid.

Ngừng điều trị: 

Việc sử dụng Corticosteroid trong điều trị bệnh vảy nến có thể làm xuất hiện bệnh vảy nến mụn mủ hoặc tái phát tầm trọng sau khi ngưng điều trị. Vì vậy, cần tiếp tục theo dõi sau khi ngừng thuốc.

Sử dụng kéo dài:

Sử dụng kéo dài chế phẩm chứa Corticosteroid làm tăng nguy cơ gặp phải tác dụng không mong muốn tại chỗ và toàn thân. Cần ngưng thuốc nếu gặp phải các tác dụng không mong muốn liên quan đến việc sử dụng kéo dài Corticosteroid.

Các liệu pháp điều trị đồng thời khác:

Trên thị trường có lưu hành chế phẩm dạng gel chứa Calcipotriol và Betamethason được chỉ định cho vảy nến mảng da đầu. Tuy nhiên, kinh nghiệm lâm sàng với đường dùng này còn hạn chế. Mỡ Betriol dùng điều trị vảy nến mảng trên da có thể kết hợp với dạng gel nếu có cả vẩy nến da đầu.

Quá trình điều trị bằng Betriol, nên khuyến cáo bệnh nhân hạn chế hoặc tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời hoặc điều trị bằng các liệu pháp quang khác như UV, X-quang hay xạ trị. Calcipotriol chỉ nên sử dụng với URV nếu lợi ích đem lại lớn hơn so với nguy cơ.

Khác: Không có dữ liệu lâm sàng về việc sử dụng thuốc với bệnh vảy nến giọt (Vảy nến Guttate).

Phụ nữ có thai và cho con bú có sử dụng thuốc Betriol được không?

Phụ nữ có thai: 

Không có dữ liệu đầy đủ trong việc sử dụng chế phẩm cho phụ nữ có thai. Nghiên cứu trên động vật cho thấy Corticosteroid có khả năng gây độc tính sinh sản. Tuy nhiên, những số liệu dịch tễ học không ghi nhận các dị tật bẩm sinh ở trẻ sơ sinh của phụ nữ được điều trị bằng Corticosteroid trong thời kỳ mang thai.

Nguy cơ tiềm ẩn là không chắc chắn, vì thế trong thời kỳ mang thai, thuốc chỉ nên sử dụng nếu lợi ích đem lại vượt trội với nguy cơ mang lại.

Phụ nữ cho con bú: 

Cần thận trọng khi dùng Corticosteroid tại chỗ cho phụ nữ đang cho con bú. Betamethason có phân bố vào sữa mẹ, nhưng ở liều điều trị khả năng gây độc tính lên trẻ đang trong thời kỳ bú mẹ là không chắc chắn.

Chưa có dữ liệu về việc Calcipotriol có đi vào sữa mẹ hay không.

Cần thận trọng khi chỉ định cho phụ nữ đang cho con bú.

Khả năng sinh sản: Nghiên cứu trên chuột thí nghiệm ở liều điều trị, chế phẩm kết hợp Calcipotriol và Betamethason không làm giảm khả năng sinh sản.

Người lái xe, vận hành máy móc: 

Thuốc không có hoặc ít ảnh hưởng đến khả năng lái xe, vận hành máy móc.

Tương tác thuốc:

Chưa nghiên cứu về tương tác của các thuốc khác với chế phẩm chứa Calcipotriol và Betamethason.

Tác dụng không mong muốn:

Khả năng nhiễm trùng:

Ít gặp (1/1000 ≤ ADR < 1/100): Viêm da, viêm nang lông.

Hiếm gặp ADR < 1/1000: Mụn, nhọt.

Hệ thống miễn dịch:

Hiếm gặp ADR < 1/1000: Phản ứng quá mẫn.

Chuyển hóa dinh dưỡng:

Hiếm gặp ADR < 1/1000: Tăng calci máu.

Trên da và mô mềm:

Thường gặp (1/1000 ≤ ADR < 1/10): Ngứa và bong da tại chỗ.

Ít gặp (1/1000 ≤ ADR < 1/100): Teo da, đợt cấp vảy nến tái phát, viêm da, sốt, phát ban, mụn trứng cá, kích ứng da, cảm giác bỏng da.

Hiếm gặp (1/10000 ≤ ADR < 1/1000): Bệnh vảy nến mụn mủ, rạn da, mụn trứng cá, khô da nhạy cảm với ánh sáng.

Toàn thân và tại chỗ bôi thuốc:

Ít gặp (1/1000 ≤ ADR < 1/100): Da đổi màu tại vị trí bôi, đau tại vị trí bôi.

Hiếm gặp (1/10000 ≤ ADR < 1/1000): Bệnh tái phát trầm trọng hơn sau khi dừng điều trị (Hiệu ứng dội lại).

Sử dụng thuốc cho trẻ em:

Không khuyến cáo chỉ định thuốc cho trẻ em dưới 18 tuổi. Trong một báo cáo thử nghiệm không kiểm soát, 33 bệnh nhân từ 12 – 17 tuổi bị vảy nến mảng được điều trị bằng thuốc mỡ có hoạt chất phối hợp Calcipotriol và Betamethason dipropionat trong 4 tuần với liều 56 g mỗi tuần. Không có tác dụng không mong muốn mới nào được ghi nhận và không có dấu hiệu đáng quan tâm nào liên quan đến tác dụng của Corticosteroid toàn thân. Tuy nhiên với kích thước nghiên cứu này, không cho phép kết luận về tính an toàn của thuốc ở trẻ và thiếu niên.

Các phản ứng mong muốn có liên quan đến Betamethason:

Các phản ứng tại chỗ có thể xảy ra, đặc biệt khi sử dụng kéo dài bao gồm: teo da, rạn da, viêm nang lông, thay đổi màu da, viêm da quanh miệng, viêm da tiếp xúc, giãn não mạch dưới da, mất sắc tố da, mụn thịt.

Điều trị bệnh vảy nến thông thường với Corticosteroid có nguy cơ phát triển bệnh vảy nến mụn mủ.

Phản ứng toàn thân do sử dụng Corticosteroid tại chỗ ở người lớn rất hiếm gặp, tuy nhiên có thể gặp phải và mức độ có thể rất nguy hiểm. Có ghi nhận các triệu chứng: ức chế thượng thận, đục thủy tinh thể, nhiễm trùng, mất kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân đái tháo đường, tăng áp lực nội nhân. Phản ứng toàn thân xảy ra thường xuyên hơn khi sử dụng kéo dài; băng kín vết thương sau điều trị; sử dụng trên vùng da lớn hoặc vùng da kín (nhiều nếp gấp).

Các phản ứng không mong muốn có liên quan đến Calcipotriol:

Chủ yếu là các phản ứng tại chỗ như ngứa, kích ứng da, cảm giác nóng rát, khô da, phát ban, đỏ da, viêm da, chàm, tình trạng bệnh vảy nến xấu đi, da nhạy cảm với ánh sáng.

Một số phản ứng quá mẫn rất hiếm có thể gặp như phù mạch hoặc phù mặt.

Phản ứng toàn thân có thể xuất hiện nếu dùng quá liều là tăng Calci huyết hoặc Calci niệu, tuy nhiên nồng độ calci sẽ trở về bình thường sau khi dừng thuốc.

Xử lý quá liều:

Sử dụng lượng lớn hơn so với liều khuyến cáo hoặc sử dụng kéo dài có thể dẫn đến tăng Calci huyết, biểu hiện bởi: tiểu nhiều, báo bón, yếu cơ, lú lẫn và hôn mê. Tuy nhiên, sau khi dừng nồng độ calci huyết trở lại bình thường. 

Sử dụng liều lớn (lượng thuốc lớn, thời gian kéo dài hoặc dùng ở cùng da kín, nhiều nếp gấp, băng kín sau khi sử dụng) có thể dẫn đến suy thượng thận thứ phát (do tác dụng của Betamethason trong thành phần thuốc). Chức năng tuyến thượng thận thứ phát (do tác dụng của Betamethason trong thành phần thuốc). Chức năng tuyến thượng thận có thể tự phục hồi sau khi dừng thuốc, nhưng cũng có thể phải điều trị nếu cần. Trường hợp ngộ độc mãn tính với Corticosteroid (Betamethason), cần phải ngừng thuốc.

Trong một báo cáo điều trị bệnh vảy nến đỏ da toàn thân, bệnh nhân sử dụng quá liều với 240g hàng tuần, kéo dài 5 tháng (khoảng 34g mỗi ngày, trong khi liều khuyến cáo là 15g mỗi ngày), đã phát triển hội chứng Cushing trong quá trình điều trị và bệnh vảy nến mụn mủ ngay sau khi ngừng điều trị.

Giá bán của Betriol bao nhiêu?

Betriol được bán trong hệ thống nhà thuốc  và phóng khám da liễu trên toàn quốc. Giá bán lẻ: 196,000

Hệ thống Web được phát triển trên nền Joomla 3.xx bởi Đinh Quyết Đào tạo ANSYS, Đào tạo Cơ khí, Đào tạo SolidWorks Đinh Văn Quyết Học SolidWorks Monmin đồ chơi an toàn đồ chơi giáo dục Đồ chơi tự kỷ Giáo dục sớm Montessori MONMIN Mấu leo núi Xà đu đa năng Đồ chơi tự kỷ< a href="https://www.monmin.net/">Giáo dục sớm Montessori