vChính Phủ- Người bạn “tốt” của Big Pharma?

BigPharma -( tôi tạm sử dụng từ này để mô tả các công ty Dược đa quốc gia) đang cố gắng vội vã tăng tiến

độ tăng trưởng và tầm ảnh hưởng của mình của mình lên các thị trường mới nổi (emerging market) đang phát triển quá nóng, tuy nhiên họ đang gặp phải một tình trạng tiến thoái lưỡng nan:Trong khi các công ty đang lên kế hoạch định vị giá trị của mình trong mắt các bác sĩ và bệnh nhân, chính phủ đòi hỏi các công ty phải tăng giá trị kinh tế cho quốc gia vì suy thoái toàn cầu .Có một chìa khoá mới giúp Big Pharma bung mình phát triển mạnh hơn trong thị trường nhắm tới dưới sự chi phối của chính phủ từng quốc gia : Mô hình chiến lược giá trị Doanh nghiệp (Corporate Value Proposition) CVP

CVP là phương án kết nối với chính phủ từng địa phương khá hiệu quả. Trước đây việc tăng thêm giá trị đầu tư phát triển cho thị trường mới nổi được không được chú trọng mấy ở hầu hết các danh mục đầu tư chiến lược của các công ty. Vì không mạng giá trị doanh số khủng như ở các quốc gia phát triển. Giờ đây Big Pharma giác ngộ về việc hết hạn bảo hộ bản quyền một loạt thuốc mới và ùa nhau đầu quân trở lại khu vực thị trường mới nổi bằng các chiến lược đã từng làm như trước đây tại các quốc gia phát triển:Tăng cường sản xuất và đầu tư mạnh R&D đặc trưng các loại bệnh và cải tiến sinh khả dụng thuốc ở các quốc gia này.

Tình huống phát sinh khi các thị trường mới nổi này phát triển quá nhanh và kinh khủng, khiến Big Pharma bối rối khi tiến hành đầu tư chiến lược:

1- Quá ít đầu tư ngay từ ban đầu sẽ phải cần thời gian lâu hơn để phát triển mạnh mẽ.

2- Đầu tư với nguồn vốn quá lớn và nhiều lại nguy hiểm bởi đây là thị trường phát triển rất nhanh như nguy cơ tổn thương kinh tế rất cao (vì tham nhũng hối lộ bành trướng với mật độ cao và phát triển trên diện rộng+ những ràng buộc chặt chẽ về chính sách bảo hộ trí tuệ và hành lang pháp lý chưa được chính phủ quan tâm làm rõ ràng chặt chẽ – kết quả là hàng loạt các loại thuốc generic có mặt nhan nhản mặc dù thuốc brandname vẫn còn giá trị bảo hộ bản quyền ở các nước phát triển ).

Quan trọng là các nhà đầu từ chiến lược Big Pharma phải có kế hoạch và tầm nhìn rõ ràng ,khôn ngoan để tận dụng những lợi thế và khắc phục những yếu điểm đang tồn tại nơi đây.

Tại sao các công ty cần chiến lược CVP?

Ngày nay, chiến lược CVP là chìa khoá quan trọng và cấp thiết hơn bao giờ hết. Sự chững lại của nền kinh tế toàn cầu bắt buộc chính phủ phải tự kiếm kênh đầu tư mới trên tinh thần cực kì khẩn cấp. Đối với những quốc gia lớn ở thị trường mới nổi, họ từng có kinh nghiệm và sự tự tin trong việc trao đổi công nghệ trực tiếp (như Brazil,Trung Quốc) hoặc thông qua các chính sách ủng hộ sản phẩm sản xuất trong nước ( Như Nga , Thổ Nhĩ Kỳ). Trong khi ngân sách của các công ty Dược ngày càng eo hẹp, việc đổ tiền đầu tư danh mục cho việc nghiên cứu các sản phẩm mới đang bị e ngại rất nhiều vì thiếu tính đột phá. Tất cả những yếu tố này tạo nên hàng rào cản trở việc đầu quân vào các thị trường mới nổi và khó khăn hơn cho họ khi mang sản phẩm của mình chen chân vào thị trường nhanh chóng. Vì thế cần phải có một chiến lược CVP chủ động.

Một chiến lược CVP mạnh mẽ cần gì?

CVP phải tìm được điểm nổi bật , điểm mạnh lõi của từng công ty:

1- Kĩ năng kinh nghiệm R&D, khả năng vận dụng từ nghiên cứu để đưa vào ứng dụng thực tế trong việc thiết kế thuốc.

2- hả năng kết nối và làm việc giữa các đội ngũ chuyên gia khoa học để tăng khả năng chứng minh lâm sàng của thuốc , khả năng thiết kế và sản xuất thuốc với hiệu quả cao và đảm bảo tiết kiệm kinh tế cao nhất.

3- Am hiểu về cách xâm lấn thị trường trong kinh doanh.

Đặc biệt :Sức hút trong việc xây dựng các nhà máy sản xuất và quy trình mua lại đang rất được quan tâm, đó là “ những viên gạch đầu tiên “ chính phủ tạo ra cho các công ty Dược để phát triển trong thị trường này.

Bên cạnh đó ,hai bên phải cùng có lợi : chính phủ nhận ra tiềm năng tạo giá trị khủng khiếp hơn nếu họ phát triển để đẩy mạnh tính cạnh tranh toàn cầu thay vì phục vụ cho nhu cầu nội địa thông qua việc mua lại các công trình khoa học và công nghệ chuyên môn từ các công ty dược, chưa kể lợi ích cực kì quan trọng trong việc bổ sung kiến thức ngành dành cho công dân của chính đất nước họ. Những lợi ích dễ nhận diện và không thể bỏ qua.

Ví dụ ,Một chiến lược CVP có thể có 3 dòng hoạt động chính: sản xuất, khoa học-công nghệ và hỗ trợ quan hệ đối tác liên kết. Những hoạt động này sẽ đẩy nhanh tiến trình hơn trong việc tạo dựng chuỗi giá trị giúp tăng sự tự tin và kinh nghiệm trong việc sản xuất thuốc tại thị trường nội địa.

1- Đối với sản xuất: ban đầu mô hình phát triển cơ bản với hình thức đóng gói các loại bao bì thành phẩm, tuy nhiên sau một thời gian làm quen, họ có thể phát triển thêm một số mô hình sản xuất phức tạp hơn.

2- Đối với khoa học và công nghệ: Ban đầu sẽ tập trung vào việc giáo dục phát triển nhân lực tăng cường nghiên cứu lâm sàng, sau đó sẽ tăng tiến trình phát triển lên thành các dự án R&D phức tạp hơn.

3- Quan hệ đối tác liên kết: Dựa trên mô hình tiếp thị marketing đến với người dùng, mô hình này mang tầm chiến lược bổ trợ hơn sau khi 2 hoạt động Sản Xuất và khoa học công nghệ phát triển tương đối vững.

Ba hoạt động trên sẽ giúp phát triển lực lượng và củng cố tăng thêm kiến thức cho nhân lực thị trường giúp tăng lợi thế cạnh tranh hơn cho các quốc gia thuộc thị trường mới nổi.

Các công ty Dược nên chú trọng vào việc giải thích những điểm mạnh và lợi ích riêng của từng hoạt động mang lại cho kinh tế quốc gia.

Thử nghiệm lâm sàng giúp các chuyên gia trong nước được giao nhiệm vụ và tiếp cận được với cách làm việc chuyên nghiệp trong các dự án ngạch của một dự án nghiên cứu lớn chưa kể việc giúp giảm được ngân sách hơn cho các công ty Dược khi tham gia.

Thành công trong mỗi dự án CVP ở mỗi thị trường cần có sự tham gia ,theo dõi và tiếng nói của các lãnh đạo chính trị để họ thấy và đưa ra được lợi ích quan trọng cho các cử tri trong mỗi lần tranh cử. Quan chức cấp cao trong Bộ (Y Tế, Lao Động, Đầu Tư, Công nghiệp kĩ thuật) nên được xem xét tư vấn để kêu gọi.Các lãnh đạo tư nhân, nhà khoa học độc lập, và bệnh nhân cũng nằm trong mạng lưới hỗ trợ cho các dự án CVP.

Một dự án CVP đúng nghĩa phải được xem như một chiến dịch thực sự với sự hỗ trợ hết mình của quốc gia đó.

Khi nào nên áp dụng CVP?

Ngày nay, các công ty Dược chia ra 2 trường phái tập trung phát triển :

1- sáng tạo và phát triển thành công các sản phẩm mới .

2- copy và đánh mạnh vào các sản phẩm ăn theo từng đạt lợi nhuận cao.

Cả 2 trường phái này đều có thể vận dụng CVP vào thị trường để tạo giá trị lợi ích cho mình. Tuy nhiên sẽ đi theo 2 hướng khác nhau:

1- trường phái phát triển sáng tạo (innovate) áp dụng CVP để tạo bước đệm đi trước để tự bảo vệ mình trong thị trường mới.

2- trường phái thứ 2 dùng CVP để củng cố tăng thêm giá trị của mình khi tham gia vào môi trường này.

Tuy nhiên không phải công ty nào cũng áp dụng CVP phù hợp. Nhiều CVP cần nguồn vốn rất nhiều để đầu tư, ngay cả khi các công ty đóng cửa các phòng R&D của mình ở những quốc gia khác. Thay vào đó, tạo ra nhiều thử thách cho các công ty R&D tại các thị trường mới.

Đơn giản hơn, việc xây dựng từng bước trong việc phát triển nghiên cứu lâm sàng và các quy trình đóng gói bao bì sẽ được ưu tiên thực hiện khi khởi đầu một CVP.

Mối quan tâm hàng đầu của các công ty Dược là vấn đề về sở hữu trí tuệ Intellectual Property (IP) và hệ thống pháp lý thi hành luật.

Ví dụ: ở Trung Quốc, để đầu tư thường cần sự tiếp cận thị trường, và để những kênh đầu tư này hoạt động trơn tru đòi hỏi việc tình nguyện chuyển nhượng việc sở hữu trí tuệ và các công ty Dược (cũng như các công ty nghiên cứu) thường quan tâm đến vấn đề và quá trình thực thi quyền chuyển nhượng này.

Ở Nga, chính phủ đang rất quan tâm đến việc xây dưng và phát triển ngành công nghiệp Dược. Chính phủ Nga đã đặt kế hoạch dài hạn về ngành Dược đến năm 2020 sẽ tập trung phát triển ngành Dược trong nước, tăng cường R&D và tạo mô hình liên kết chặt chẽ giữa các công ty trong nước. Rõ ràng dựa trên chiến lược này, những công ty biết điều chỉnh và tạo ra CVP hợp lí cho từ ng thị trường sẽ tạo được lợi thế nhất định.

Tại Brazil, chính phủ đang cố gắng xây dựng mô hình đối tác CÔNG-TƯ để có thể có quyền đẩy mạnh rộng rãi các sản phẩm dược và vắc xin trong các lĩnh vực điều trị chính.

Những hình thức đầu tư và chuyển nhượng IP ngày nay trông có vẻ là những khoản hợp đồng béo bở, nhưng nếu đánh giá trong khoảng chu kì 5 năm, Brazil sẽ trỗi dậy và vươn mình trở thành thị trường cạnh tranh toàn cầu. Các Big Pharma phải đảm bảo rằng mình vẫn giữ vai trò duy trì đứng đầu trong việc phát triển các sản phẩm sáng tạo của mình hoặc họ sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị vượt mặt từ những công ty Dược ở các thị trường mới nổi.

 

Có một chút khó khăn khi quyết định áp dụng CVP cho từng công ty làm sao để đảm bảo tính hiệu quả toàn cầu, khi mọi quốc gia chính quyền đều có những chính sách rất riêng cho mình. Mọi việc phù thuộc vào việc đưa ra quyết định và các tuỳ chọn toàn cầu của từng công ty, so sánh lợi ích từ từng khu vực riêng biệt để phát triển CVP riêng cho từng khu vực.

Ở bên kia chiến tuyến. Châu Âu lên tiếng:

Tương tự, việc tự tái định hướng bản thân từ Châu Âu với các thị trường mới nổi, Chính quyền Châu Âu tự đặt ra câu hỏi về việc thiếu hụt các CVP mạnh mẽ từ đất nước của họ và từng bước giới hạn tiếp cận thị trường.

 

Một vài công ty với trụ sở chính đặt từ Châu Âu đã chấp nhận sinh tồn bằng việc phát triển CVP mạnh tại khu vực thị trường mới nổi bằng việc nhanh chóng xúc tiến xây dựng các nhà máy sản xuất và các cơ sở R&D và liên kết với các công ty địa phương.

Một số công ty khác tiếp cận theo phương án thận trọng hơn,họ cố gắng giảm chi phí cơ bản từ nội bộ trước khi tiếp cận thị trường, điều họ sẽ bỏ lỡ khi chưa thấy được lợi ích từ thị trường này mang lại.

Tương lai sẽ ra sao ?

Trong kỉ nguyên thế giới phẳng, chuyển động và phát triển rất nhanh nhờ internet thông tin đẩy mạnh nhưng không bền vững, các công ty dược phải thay đổi mình, sứ mệnh trở thành các công ty lớn với chiến lược toàn cầu không có bất cứu ưu đãi hay lòng trung thành đặc biệt nào với quốc gia cụ thể với đội ngũ nhân sự có tầm nhìn và làm việc chuyên nghiệp có khả năng liên kết toàn cầu rộng rãi. Chính phủ Mỹ cũng sốt sắng khi đặt ra câu hỏi:” ở một chừng mực nào đó chính phủ Mỹ cần quay lại khuyến khích phát triển ngành công nghiệp Dược để thu hút lại sự đầu tư của các công ty Dược lên quốc gia này thay vì hùng hục đổ xô đầu tư tại khu vực thị trường mới nổi.”

Đối với các công ty Dược, chiến lược lựa chọn đầu tư dựa vào việc tăng trưởng kinh doanh sống còn của công ty, việc này sẽ dẫn đến một số khó khăn và cản trở về thương mại.

Ví dụ: tại công ty Boston, đầu tư R&D chú trọng vào tầng lớp highclass, tuy nhiên về lâu dài lợi nhuận mang về không cao do tầng lớp này không chiếm số đông. Tuy nhiên, thuốc mới vẫn dc duy trì R&D đầu tư. Mặt khác đầu tư R&D ở thị trường mới nổi trong dự án CVP sẽ mang lại lợi ích và hiệu quả ngắn hạn và trung hạn (short and medium-term) . Chiến lược của Boston vẫn được ủng hộ vì mang lại tác động hiệu quả dài hạn tuy nhiên trung tâm R&D tại Thượng Hải và các thị trường mới nổi khác đang thu hẹp dần khoảng cách này. Các think-tank (nhà hoạt động chính sách) của Mỹ phải xem xét làm thế nào để sự thay đổi trong chiến lược đầu tư tại các thị trường mới nổi ảnh hưởng dài hạn tới vấn đề chăm sóc sức khỏe của thị trường Mỹ và các trung tâm R&D.

Bài viết của Nigel Thompson- cố vấn cấp cao của Tập đoàn Stonebridge Albright, cựu CEO phát triển chiến lược kinh tế tại các thị trường mới nổi của Merck.

Ds Định Đỗ.

Hệ thống Web được phát triển trên nền Joomla 3.xx bởi Đinh Quyết Đào tạo ANSYS, Đào tạo Cơ khí, Đào tạo SolidWorks Đinh Văn Quyết Học SolidWorks Monmin đồ chơi an toàn đồ chơi giáo dục Đồ chơi tự kỷ Giáo dục sớm Montessori MONMIN Mấu leo núi Xà đu đa năng Đồ chơi tự kỷ< a href="https://www.monmin.net/">Giáo dục sớm Montessori